Vôi hóa tuyến tiền liệt có nguy hiểm không năm 2024

Vôi hóa tuyến tiền liệt còn được gọi là sỏi tuyến tiền liệt, phổ biến ở nam giới trên 40 tuổi.

Vôi hóa tuyến tiền liệt, thường được gọi là sỏi tuyến tiền liệt, phổ biến hơn ở nam giới trên 40 tuổi. Một số bệnh nhân có sỏi tuyến tiền liệt rất nhỏ, cỡ bằng hạt vừng, thường không cảm thấy khó chịu và chỉ được phát hiện khi khám lâm sàng.

Sỏi tuyến tiền liệt thường gây ra hiện tượng đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu buốt, tiểu khó, tiểu loãng và ngắt quãng , một số bệnh nhân có thể thấy đau rõ rệt ở vùng bẹn, tiểu ra máu cũng có thể gặp ở những trường hợp nặng. Vôi hóa tuyến tiền liệt thường không phải là một bệnh đơn lẻ mà tồn tại cùng với u xơ tiền liệt tuyến, viêm tuyến tiền liệt và các bệnh nhiễm trùng sinh dục-niệu khác.

Viêm tuyến tiền liệt

Nếu bệnh nhân đã từng bị viêm tuyến tiền liệt và chưa được điều trị dứt điểm, tình trạng viêm nhiễm sẽ khiến các túi tuyến tiền liệt phình to, ống tuyến tiền liệt bị chít hẹp, sau khi nước tiểu không thể thải ra ngoài thuận lợi, sẽ đọng lại một số muối trên mô tuyến tiền liệt. gây vôi hóa tuyến tiền liệt. Đồng thời vôi hóa tuyến tiền liệt cũng có thể dẫn đến viêm tuyến tiền liệt tái phát.

Nhiễm trùng niệu sinh dục

Viêm nhiễm hệ thống sinh dục tiết niệu như viêm túi tinh, viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn có thể gây viêm tuyến tiền liệt, lâu dần dẫn đến vôi hóa tuyến tiền liệt.

Vôi hóa tuyến tiền liệt có nguy hiểm không năm 2024

Nước tiểu cô đặc

Một số bạn nam thường không có thói quen tích cực uống nước, chờ khát mới uống nhưng thực tế lúc này cơ thể đã bắt đầu thiếu nước, ảnh hưởng nhất định đến hoạt động trao đổi chất của cơ thể, dẫn đến nước tiểu cô đặc.

Canxi và các tạp chất khác trong nước tiểu sẽ tích tụ trong hệ thống tiết niệu và thậm chí chảy ngược vào ống tuyến tiền liệt, gây vôi hóa tuyến tiền liệt.

Cách phòng ngừa vôi hóa tuyến tiền liệt

Tích cực uống nước

Nước tiểu cô đặc sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi tuyến tiền liệt, vì vậy để phòng ngừa vôi hóa tuyến tiền liệt, bạn phải hình thành thói quen tốt là tích cực uống nước, uống nhiều nước và đi tiểu nhiều.

Tập thể dục đúng cách

Tập thể dục đúng cách có thể cải thiện lưu thông máu của cơ thể, tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình tự chữa lành vết viêm cục bộ và cho phép các mảng bám do tuyến tiền liệt hình thành được hệ thống miễn dịch hấp thụ tích cực để ức chế sự tiến triển của bệnh.

Làm việc và nghỉ ngơi điều độ

Sắp xếp công việc và cuộc sống hợp lý, xây dựng thói quen làm việc và nghỉ ngơi điều độ, đảm bảo ngủ đủ giấc, tránh thức khuya không cần thiết, không để cơ thể lao động quá sức, nhằm nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch, phòng ngừa vôi hóa tuyến tiền liệt.

Vôi hóa tuyến tiền liệt nếu không được điều trị hiệu quả sẽ dễ gây ra các biến chứng như viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, liệt dương, xuất tinh sớm.

Vôi hóa tuyến tiền liệt thường là bệnh lành tính. Tuy nhiên, nếu không kịp điều trị bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng gây nên các biến chứng nguy hiểm như viêm tuyến tiền liệt mãn tính, nhiễm khuẩn, sỏi thận... Do đó, người bệnh cần nhận biết dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh để phòng tránh cũng như khắc phục kịp thời tình trạng bệnh.

Vôi hóa tiền liệt tuyến thường xảy ra sau quá trình viêm tuyến tiền liệt. Khi đó phản ứng xơ hóa tại ống tuyến bên trong tuyến tiền liệt tiến triển, từ những điểm này có thể hình thành các điểm vôi hóa hoặc do quá trình viêm làm tắc nghẽn ống tuyến tiền liệt gây tích tụ dịch dẫn đến hình thành vôi hóa hay sỏi.

Nguyên nhân vôi hóa tuyến tiền liệt

Theo các chuyên gia, nguyên nhân vôi hóa tuyến tiền liệt hình thành chủ yếu là do bị bít tắc các ống tuyến tiết dịch vào niệu đạo. Chính vì điều đó đã khiến chúng bị nhiễm trùng, chất dịch bị ứ đọng, kết tủa lại và hình thành dạng vôi. Ngoài ra, vôi hóa tuyến tiền liệt còn có liên quan đến một số yếu tố khác, bao gồm:

Viêm đường niệu đạo ở nam giới

Viêm nhiễm đường niệu đạo (đường tiểu) kéo dài và không được điều trị sớm, có thể dẫn đến các cặn vôi, lắng đọng lại ở tiền liệt tuyến. Một thời gian sau, các cặn vôi này sẽ hình thành các nốt vôi hóa hay thậm chí là sỏi tại khu vực này.

Nam giới mắc những bệnh lý liên quan đến hệ thống sinh sản

Các bệnh lý có thể là nguyên nhân gây nên vôi hóa tuyến tiền liệt như phì đại tiền liệt tuyến, carcinoma, sau khi mổ khối u phì đại hoặc vôi hóa sau xạ trị ung thư tiền liệt tuyến,... Đây là các bệnh lý, tình trạng mà nam giới cần lưu ý và phòng ngừa.

Thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học

Chế độ ăn uống thiếu khoa học như ăn quá mặn, quá cay,... hay cả việc vệ sinh thân thể không hợp lý, quan hệ tình dục với tần suất cao, thường xuyên, thiếu an toàn,…cũng là những nguyên nhân gây nên bệnh lý vôi hóa tuyến tiền liệt ở nam giới.

Vôi hóa tuyến tiền liệt có nguy hiểm không năm 2024
Chế độ ăn uống thiếu khoa học như ăn quá mặn, quá cay,... có thể là nguyên nhân gây nên vôi hóa tuyến tiền liệt

Dấu hiệu vôi hóa tuyến tiền liệt ở nam giới

Bệnh vôi tuyến tiền liệt thường gặp ở nam giới tuổi trung niên, nhất là nam giới từ 50 tuổi trở lên. Đa số các trường hợp vôi hóa sẽ ít gây ra những triệu chứng khó chịu cho người mắc phải. Người bệnh thường được phát hiện một cách tình cờ khi siêu âm hoặc chụp X-quang cho kết quả các nốt vôi hóa tại tuyến tiền liệt. Trong giai đoạn này, vôi hóa tuyến tiền liệt được xem là lành tính và hầu như không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.

Tuy nhiên, bệnh lý này khi không được phát hiện sớm để kịp thời điều trị, tình trạng có thể tiến triển xấu gây nên nhiễm trùng tuyến tiền liệt. Lúc này, việc điều trị bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người bệnh. Những triệu chứng thường gặp khi tình trạng vôi tuyến tiền liệt trở nặng:

  • Đau ở vùng đáy chậu ngay giữa trực tràng và dương vật hoặc đau ở thể hang và bụng.
  • Tiểu buốt, tiểu đau, tiểu đêm, tiểu nhiều lần.
  • Ở tinh hoàn có cảm giác khó chịu.
  • Xuất tinh khó khăn, tinh dịch ít, có cảm giác đau khi xuất tinh.

Cách điều trị vôi hóa tuyến tiền liệt

Bệnh mới phát hiện thường sẽ không gây triệu chứng khó chịu nào cho người bệnh. Tình trạng này được phát hiện tình cờ khi siêu âm hoặc chụp x-quang.

Nếu vôi hoá tuyến tiền liệt không thấy bất cứ dấu hiệu gì, bệnh nhân không cần phải điều trị. Lúc này, bác sĩ có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn tiền liệt tuyến và theo dõi thường xuyên sự phát triển của vôi hoá tuyến tiền liệt. Trường hợp bệnh gây viêm tuyến tiền liệt hay đi kèm với bệnh lý khác thì mới cần tiến hành điều trị. Hiện nay bệnh vôi hóa tiền liệt tuyến và cách điều trị có thể dùng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa.

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa thường sử dụng các phương pháp sau:

Uống thuốc kháng sinh

Bệnh nhân vôi hóa tiền liệt tuyến thường liên quan tới quá trình viêm tuyến tiền liệt trước đó. Vì vậy, thông thường bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây ra tình trạng viêm tuyến tiền liệt. Cách điều trị này khá hiệu quả trong trường hợp viêm tuyến tiền liệt cấp tính. Tuy nhiên đối với viêm mãn tính, phương pháp này vẫn còn hạn chế. Bởi vì khả năng xâm nhập của kháng sinh vào mô qua đường uống thấp, đồng thời có thể xảy ra tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.

Ngoài ra, đối với những bệnh nhân bị viêm mạn tính, bệnh có thể tái phát nếu dừng điều trị bằng thuốc. Lưu ý, bệnh nhân không nên tự ý thay đổi thuốc hay tăng liều, vì điều này gây ảnh hưởng đến cơ thể, nhất là chức năng gan thận. Nếu bệnh tái nhiễm nhiều lần, người bệnh có thể lựa chọn điều trị bằng một phương pháp khác, ví dụ như can thiệp ngoại khoa.

Thuốc tiêm

Tiêm thuốc vào tiền liệt tuyến, đây được xem là cách điều trị hỗ trợ thuốc kháng sinh uống. Bởi vì thuốc uống không giúp hấp thu đạt đủ nồng độ trong tiền liệt tuyến mà tiêm thuốc mới làm nồng độ cao hơn. Tuy nhiên, các trường hợp lâm sàng trong nhiều năm thực hiện phương pháp này cho thấy, tiêm thuốc cũng không được chấp nhận do nó không hoàn toàn chữa lành vôi hoá tiền liệt tuyến.

Vôi hóa tuyến tiền liệt có nguy hiểm không năm 2024
Sử dụng thuốc tiêm trong điều trị nội khoa vôi hóa tuyến tiền liệt

Vật lý trị liệu

Ngoài việc sử dụng thuốc uống và thuốc tiêm kháng sinh, các biện pháp vật lý trị liệu cũng mang lại hiệu quả không kém. Phương pháp này giúp tăng tưới máu cho mô tuyến giúp kháng sinh xâm nhập vào tuyến dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, cách làm này còn giúp giảm tắc nghẽn trong tuyến, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và làm thông các tuyến bị tắc nghẽn.

Các phương pháp vật lý trị liệu bao gồm xoa bóp tại chỗ, siêu âm trị liệu có thể giúp làm nóng sâu trong cơ quan giúp tăng tưới máu. Tuy nhiên, điều này làm tăng phản ứng viêm và không tiêu diệt được vi khuẩn. Do đó, đây chỉ là biện pháp hỗ trợ trong quá trình điều trị hoặc phòng ngừa nguy cơ xảy ra biến chứng ở bệnh nhân bị sỏi tiền liệt tuyến.

Điều trị ngoại khoa

Phương pháp điều trị ngoại khoa khi bị vôi hoá tuyến tiền liệt thường được bác sĩ chỉ định khi:

  • Nốt vôi hóa có kích thước lớn gây nên các biến chứng ảnh hưởng tới chức năng tình dục, viêm mãn tính tuyến tiền liệt hoặc việc điều trị nội khoa tái phát nhiều lần... Lúc này, bác sĩ có thể cân nhắc can thiệp phẫu thuật loại bỏ.
  • Nếu tuyến tiền liệt có vôi hóa mà kèm theo tăng sinh phì đại tiền liệt tuyến và mức độ phì đại có chỉ định can thiệp ngoại khoa, khi đó bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ các nốt vôi hóa.
  • Nếu trong quá trình kiểm tra nốt vôi hóa qua sinh thiết tế bào phát hiện có tế bào ác tính, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật loại bỏ.

Dựa vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp can thiệp ngoại khoa thực hiện bằng cách cắt nội soi hay tiến hành phẫu thuật mổ mở.

Vôi hóa tuyến tiền liệt có nguy hiểm không năm 2024
Sỏi tuyến tiền liệt (vôi hóa tuyến tiền liệt) sau khi phẫu thuật loại bỏ

Phòng ngừa vôi hóa tuyến tiền liệt

Phòng ngừa bị vôi hóa tuyến tiền liệt bằng cách:

  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, khuyến khích uống 2l nước/ngày.
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân gọn gàng, sạch sẽ, nhất là khu vực cơ quan sinh dục cần được giữ sạch thường xuyên để giảm viêm nhiễm.
  • Giảm hoặc từ bỏ thói quen sử dụng rượu, bia, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích khác gây hại trực tiếp đến sức khỏe bản thân.
  • Đối với những nam giới đã có gia đình, khuyến khích nên duy trì đời sống tình dục đều đặn nhằm hạn chế tắc nghẽn tuyến tiền liệt.
  • Thực hiện các hoạt động thể dục mỗi ngày, ưu tiên những môn vận động ở vùng chậu như đi bộ, yoga...

Vôi hóa tuyến tiền liệt có nguy hiểm không năm 2024
Hạn chế sử dụng rượu, bia, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích giúp phòng ngừa vôi hóa tuyến tiền liệt

Bệnh nhân cần lưu ý theo dõi tình trạng sức khỏe của mình thường xuyên trong thời gian đang có vấn đề về sỏi tiền liệt tuyến. Việc làm này giúp nhanh chóng phát hiện những triệu chứng bất thường và kịp thời điều trị sớm bệnh lý. Hiện tại, chưa có loại thuốc nào được chứng minh có khả năng loại bỏ tuyệt đối các nốt vôi hóa, chỉ có phẫu thuật mới có thể loại bỏ được các nốt vôi hóa trong thời điểm hiện nay.